Với vị trí địa lý chiến lược và đường bờ biển dài hơn 3.260km, Việt Nam đang tập trung phát triển hệ thống cảng biển nhằm nâng cao năng lực vận tải, thúc đẩy thương mại quốc tế và khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biển.
🍌Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng để đầu tư, nâng cấp hạ tầng cảng biển, đồng thời kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh đó, các nhà thầu Việt Nam đã tận dụng cơ hội, từng bước khẳng định năng lực thi công và đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Hàng hải quốc gia.
Tiềm năng phát triển hạ tầng cảng biển và những thách thức
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Theo quy hoạch này, hệ thống cảng biển được chia thành năm nhóm chính, dựa trên vị trí địa lý và vai trò kinh tế. Trong đó, các cảng trọng điểm tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò chủ chốt, kết nối trực tiếp với các tuyến hàng hải quốc tế. Nhà nước đặt mục tiêu huy động khoảng 313.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển đến năm 2030, với phần lớn nguồn vốn đến từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, chính sách xã hội hóa đang được đẩy mạnh nhằm thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và vận hành cảng. Sự kết hợp giữa đầu tư công và tư nhân được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam hình thành một hệ thống cảng biển hiện đại, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam dự kiến đạt từ 1,14 đến 1,423 tỷ tấn vào năm 2030, trong đó hàng container dao động từ 38 đến 47 triệu TEUs. Điều này đòi hỏi sự nâng cấp đáng kể về cơ sở hạ tầng, công nghệ khai thác cũng như khả năng vận hành cảng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành Cảng biển Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức. Một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng quá tải tại các cảng chính, đặc biệt là khu vực phía Nam. Cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc, gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong khi đó, việc kết nối giữa cảng biển với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả khai thác. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cảng biển cũng cần được chú trọng. Xu hướng phát triển cảng xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế để tiếp cận các giải pháp tiên tiến.Năng lực thi công của nhà thầu Việt Nam
Trong bối cảnh ngành cảng biển phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng tại Việt Nam đã không ngừng nâng cao năng lực để tham gia vào các dự án trọng điểm. Một trong những nhà thầu đang đẩy mạnh chiến lược tham gia vào các dự án cảng biển là Công ty Cổ phần FECON, doanh nghiệp nằm trong top đầu thị trường về xây dựng hạ tầng và công trình ngầm. Với chiến lược phát triển bài bản, FECON đã và đang tham gia nhiều dự án cảng lớn, góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng hàng hải Quốc gia.
Bình luận